Săn bất động sản bán tháo và điều nên biết
So với những dự án đã hoàn thiện, một số dự án còn dang dở, bị đình trệ đã tụt giá liên tục. Nguyên nhân chủ yếu là do cạn kiệt nguồn vốn,
So với năm 2013, thị trường bất động sản đầu năm nay đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên lại không đồng bộ trên mọi phân khúc, cụ thể, vẫn còn những căn hộ được rao bán với giá rẻ do chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư thứ cấp không chịu nổi lãi suất nên phải bán tháo để trả nợ. Đây là phân khúc vẫn còn nhộn nhịp mặc dù thị trường bất động sản nói chung khá trầm lắng.
Trong khi lãi suất tiết kiệm ngày càng giảm, giá vàng chưa ổn định thì nhiều ý kiến cho rằng đầu tư vào các dự án giá rẻ lúc này là hợp lý. Nắm bắt được tình hình đó, từ những nhà đầu tư lớn cho đến giới đầu cơ nhỏ lẻ, thậm chí ngay cả người tiêu dùng có nhu cầu thật về nhà ở cũng sẵn sàng tham gia vào cuộc săn lùng. Giá rẻ đến bất ngờ của các căn hộ chính là nguyên nhân khiến họ chấp nhận mạo hiểm, thế nhưng, liệu nó có thực sự mang lại lợi nhuận? Đầu tư vào bất động sản bán tháo trong thời điểm này không nên chỉ dựa vào giá thành mà còn phải xét đến nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Các loại bất động sản bán tháo luôn tìm ẩn nhiều rủi ro.
Nguyên nhân thị trường căn hộ giảm giá
So với những dự án đã hoàn thiện, một số dự án còn dang dở, bị đình trệ đã tụt giá liên tục. Nguyên nhân chủ yếu là do cạn kiệt nguồn vốn, chủ đầu tư đành chọn phương án giảm giá bất động sản để tháo bớt hàng tồn, huy động thêm tiền để hoàn thiện dự án và trả các khoản nợ vay.
Một số doanh nghiệp vay nợ đến kỳ đáo hạn buộc phải thu hồi vốn, hoặc do ngân hàng phát mãi tài sản của doanh nghiệp để thu hồi nợ nên giá căn hộ mới giảm mạnh.
Việc giảm giá đột ngột còn chứng tỏ chủ đầu tư đã có sai sót trong việc xác định giá bán sản phẩm, đối tượng khách hàng, sai sót về vị trí xây dựng hoặc không đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng…
Khi doanh nghiệp đầu tiên không cầm cự được buộc phải giảm giá thì áp lực cạnh tranh sẽ đè nặng lên các dự án lân cận hoặc trong cùng phân khúc, dẫn đến đại hạ giá hàng loạt để lôi kéo khách hàng. Khi đó, người tiêu dùng không ai muốn mua trước vì họ tin rằng giá nhà vẫn còn tiếp tục giảm, điều này đã khiến cho toàn bộ thị trường thêm trì trệ.
Thêm nữa, một bộ phận nhà đầu tư thứ cấp gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng nộp tiền theo tiến độ hoặc nhận thấy thương hiệu của sản phẩm bị sụt giảm nhanh chóng nên buộc phải bán tháo.
Khi chủ đầu tư không gánh nổi lãi suất thì phải bán tháo căn hộ để trả nợ.
Rủi ro cao
Trước khi có ý định săn bất động sản bán tháo thì người tiêu dùng nên lường trước những rủi ro tiềm tàng khi đầu tư vào mảng này, như: những rắc rối trong quá trình thanh toán hay chất lượng căn hộ không đảm bảo, vì khi hạ giá thành thì chủ đầu tư buộc phải cắt giảm chi phí xây dựng, thậm cả các tiện ích đi kèm như cây xanh, đường xá….
Bên cạnh đó, hầu hết các dự án giá rẻ này đều chưa được hoàn thiện, người mua có thể gặp phải nhiều rủi ro về tiến độ xây dựng. Khi đã đến kỳ thanh toán, nếu chủ đầu tư có bán được căn hộ thì số tiền đó cũng sẽ bị ngân hàng tịch thu nên không thể tiếp tục triển khai dự án. Vì thế, đa phần họ không thể bàn giao nhà đúng theo thỏa thuận, thậm chí bị đình trệ; nếu công trình lâu năm không thể hoàn thiện thì có khả năng nhà nước sẽ thu hồi và huỷ dự án. Nếu trường hợp chủ đầu tư phá sản do không còn kinh phí, mà khách hàng vẫn chưa có được chủ quyền trong tay thì sẽ gặp nhiều bất lợi nếu phát sinh khiếu kiện.
Leave a Reply